Hợp đồng điện tử đang dần được áp dụng rộng rãi và trở thành một phương pháp tối ưu trong giao dịch điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người còn băn khoăn về tính pháp lý của loại Hợp đồng này. Trong khuôn khổ bài viết này EFY Việt Nam sẽ đưa tổng hợp các điều luật quy định, luật liên quan đến Hợp đồng điện tử. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ nhé!
1. Pháp lý của hợp đồng điện tử
Luật mẫu của UNCITRAL (Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc) về Thương mại điện tử năm 1996 (sửa đổi năm 1998):
– Thuật ngữ “thông điệp dữ liệu” – yếu tố quan trọng trong giao kết hợp đồng điện tử, Điều 2.a: “Thông điệp dữ liệu” là thông tin được tạo ra, được gửi, được nhận, được lưu giữ bằng phương tiện điện tử, quang điện hoặc các phương tiện tương tự bao gồm nhưng không giới hạn ở việc trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, telex và telefax”
– Công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu (Điều 5)
– Công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử (Điều 7).
– Công nhận các giá trị như văn bản, giá trị bản gốc, giá trị chứng cứ và khả năng lưu giữ được của thông điệp dữ liệu (Điều 6, Điều 8, Điều 9 và Điều 10).
– Quy định về sự sở hữu của người khởi tạo đối với thông điệp dữ liệu (Điều 13).
– Quy định về thời điểm và địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu (Điều 15).
– Quy định về sự hình thành và hiệu lực của hợp đồng điện tử: “Trong khuôn khổ hình thành hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, một chào hàng và chấp nhận một chào hàng được phép thể hiện bằng phương tiện các thông điệp dữ liệu. Khi một thông điệp dữ liệu được sử dụng trong việc hình thành một hợp đồng, thì giá trị và hiệu lực thi hành của hợp đồng đó không thể bị phủ nhận chỉ với lý do rằng một thông điệp dữ liệu đã được dùng vào mục đích ấy” (Điều 11).